Cảm nhận về Tôn Ngộ Không sau khi xem lại Tây Du Ký vào năm 2024

Những gì mình cảm nhận được về nhân vật Tôn Ngộ Không sau khi xem lại Tây Du Ký vào năm 2024.

cam-nhan-ve-ton-ngo-khong-sau-khi-xem-lai-tay-du-ky-vao-nam-2024

Review Phim Z

T4, 04/09/2024

Xuất phát của Tôn Ngộ Không

Sinh ra từ một Thiên Tích Địa trên hoa quả sơn, được nuôi lớn bởi Nhật Nguyệt và hấp thụ tinh hoa của trái đất. Tuy có xuất thân không tầm thường , nhưng ban đầu chú khi đá này dường như chẳng khác những con khỉ còn lại là bao.

Ấy là cho đến khi 7 khi bắt gặp một khe suối chưa biết sâu cạn và chỉ một mình nó dám nhảy xuống thăm dò, như vậy khỉ đá đã tìm ra chốn an cư cho bọn khỉ rồi được chúng tôn làm vua tức Mỹ Hầu Vương.

Tôn Ngộ Không trở thành Mỹ Hầu Vương
Tôn Ngộ Không trở thành Mỹ Hầu Vương

Quá trình phát hiện Thủy Liêm Động là minh chứng cho việc Tôn Ngộ Không rất có tinh thần thám hiểm và không bao giờ chùn bước trước những điều chưa biết từ khi chuyển đến sống trong thủy lâm động Mỹ Hầu Vương cùng bầy khỉ trải qua tháng ngày an nhàn sung túc không chịu sự ảnh hưởng của thế lực bên ngoài.

Khát vọng tự do không gì sánh bằng

Tưởng chừng chẳng phải cầu gì hơn, nhưng sự ra đi của một con khỉ già đã khiến Mỹ Hầu Vương ý thức được thế nào là cái chết. Để thoát khỏi vòng sinh tử ý quyết định rũ bỏ ngôi vua đi khắp chân trời góc bể tìm bậc thánh nhân, tiên phật nhằm học phép trường sinh. Trải qua 9 năm ròng rã ý tốt cuộc cũng được bồ đề tổ sư nhận làm đồ đệ và ban cho cái tên Tôn Ngộ Không.

Tôn Ngộ Không bái sư học đạo
Tôn Ngộ Không bái sư học đạo

Có thể thấy quyết định nhường nào với việc tâm sự học đạo khi sẵn sàng vứt bỏ sự an nhàn vốn có cũng như không để bản thân bị níu chân bởi danh và lợi. Sau này Ngộ Không quậy phá địa phủ bắt Diêm Vương gạch tên mình khỏi số sinh tử, vì việc ấy mà Ngọc Hoàng quyết định chiêu mộ y để tiện để quản lý. Tuy nhiên Ngộ Không chê chức Bật Mã Ôn quá nhỏ nên bắt Thiên Đình phong làm Tề Thiên Đại Thánh thì mới chịu.

Sau này nữa trong sự kiện đại náo thiên cung Ngộ Không Thậm chí còn đòi Ngọc Hoàng nhường ngôi cho mình. Điều này nói lên rằng y đặt bản thân lên trên phép tắc và không chấp nhận để quản thúc bởi bất cứ ai, thậm chí là cả Thiên Đình. Tôn Ngộ Không không để bản thân bị thao túng bởi nỗi sợ trước tương lai bất định không chịu trói buộc bởi nhu cầu vật chất. Từ chối bị giam cầm trong sinh tử luân hồi và công khai chống lại sự điều phối của trật tự xã hội.

Tựu chung lại tất thầy đều là minh chứng cho khát khao mãnh liệt được làm chủ số phận của bản thân y. Sở dĩ người xem dễ đồng cảm với Tôn Ngộ Không ở giai đoạn này là bởi chúng ta cũng có chung niềm mong ước được thoát khỏi mọi xiềng xích thế gian. Nói cách khác Tôn Ngộ không thời kỳ đại náo thiên cung chính là đại diện cho khát vọng thành con người về sự tự do tuyệt đối

Nhân quả và tội lỗi

Sau sự kiện trộm đào tiên và thuốc tiên, Ngọc Hoàng từng phái 10 vạn thiên binh Hoàng phục Tôn Ngộ Không mà chẳng làm gì nổi y. Người duy nhất có thể đấu ngang tay với Ngộ Không là Nhị Lang Thần. Nhưng nếu không vì Thái Thượng Lão Quân đánh lén y đã chẳng thất thủ bị bắt mà cho dù có xa lưới đi chăng nữa Ngộ Không đã luyện được thân bất tử nên thiên đế vẫn không cách nào xử tử y.

Trải qua sự tu luyện trong lò bát quái Ngộ Không càng trở nên mạnh mẽ hơn trước khắp thiên đình không một đối thủ, ấy vậy mà một kẻ lợi hại như thế lại chẳng thể thoát khỏi lòng bàn tay Phật Tổ nên đành chịu bị giam cầm 500 năm dưới chân núi Ngũ Hành. Điều này rốt cuộc là vì sao?

Theo mình lý do là bởi bàn tay của Phật Tổ tượng trưng cho quy luật nhân quả bao trùm cả vũ trụ. Phải biết vì bản tính coi trời bằng vung cùng hành vi buông thả mà Tôn Ngộ Không đã phạm phải rất nhiều tội lỗi để có được những thứ mình muốn. Y sẵn sàng ăn trộm ăn cướp tổn hại lợi ích của bao người cũng như phá hoại kỷ cương thiền định chỉ đến khi đối mặt với Như Lai, Ngộ Không mới nhận ra nghiệp được là thứ không ai có thể thoát được. Vì vậy có thể hiểu 500 năm chính là quả báo cho những lỗi lầm y đã gây ra trong quá khứ.

Tôn Ngộ Không bị giam cầm dưới Hoa Quả Sơn
Tôn Ngộ Không bị giam cầm dưới Hoa Quả Sơn

Con đường tu thỉnh kinh tu hành và quá trình trưởng thành của Tôn Ngộ Khồng

Tôn Ngộ Không đã nhận Đường Tăng làm sư phụ chúng và bảo vệ ông sang Tây Trúc lấy kinh không chỉ vì lời hứa hẹn với Quan Âm Bồ Tát hay để trả ơn thả tự do mà còn bị bản thân y có ý tu hành. Sở dĩ Đường Tăng ban cho đại đồ đệ của mình cái tên Tôn Hành Giả chính là mong y có thể kiên định với con đường gian khổ này.

Tuy đã bước chân vào đường tu hành nhưng ban đầu Tôn Ngộ Không vẫn không áp chế được một số phẩm tính xấu. Chẳng hạn có lần y giết sạch một nhóm đạo tặc dù có kẻ đã quỳ xuống xin tha mạng, bằng khả năng của mình Ngộ Không vốn có thể giải chúng đến quan phủ để thông qua xét tội mà có giết có tha nhưng y lại mượn cớ trừ gian để trả thù cho việc bị xúc phạm.

Đường Tăng khiển trách không có đức hiếu sinh thì y dùng rằng bỏ đi nói không thèm làm hòa thượng hay đi Tây Phương nữa. Nó cho thấy ngộ Không chỉ khăng khăng cho mình là đúng, một biểu hiện của sự bất trị. Một lần khác vì muốn ăn thua với sứ xã chủ quan âm mà ngộ không khoe khoang trước cả da báu bất chấp lời ngăn cản của sư phụ mình, cho thấy lòng y còn tồn tại tính hiếu thắng. Không chỉ thế việc ngộ không biết rõ lòng khó khăn có thể dụ dỗ người ta phạm sai lầm nhưng lại đinh ninh rằng khi có mình ở đây thì họ chẳng làm gì được cũng cho thấy một khuyết điểm khác của y là sự ngạo mạn, để rồi chính sự hiếu thắng và ngạo mạn ấy đã rước về không ít phiền toái không cần thiết cho hai thầy trò.

Theo Quan Âm, với một kẻ bản lĩnh cao cường và có nhiều tính xấu không chịu sự quản giáo như vậy thì nhất định phải có một chế tài phù hợp để răn đe thì mới uốn nắn. Sự tồn tại của vòng kim cô chính là chế tài cần thiết, thời gian đầu Tôn Ngộ Không nghe lời Đường Tăng chỉ vì sợ bị niệm chú khẩn cô nhưng trải qua bao kiếp nạn trên đường sang tên Trúc ý bắt đầu hiểu rõ nhân tình thế thái và dân đồng tình với những giáo lý của nhà Phật. Từ đó trở nên kiên định hơn với việc lấy kinh chả thế mà dù nhiều lần mâu thuẫn với Đường Tăng nhưng Tôn Ngộ Không chưa từng chủ động rời bỏ ông. Không chỉ vậy thái độ của y đối với các vị thần Phật ở Tây Phương và thiên đình cũng trở nên khiêm tốn hơn rất nhiều khi đã biết cúi đầu nhờ vả họ giúp đỡ thay vì sử dụng sức mạnh để cưỡng ép.

Sự trưởng thành của Tôn Ngộ Không
Sự trưởng thành của Tôn Ngộ Không

Giai đoạn cuối cùng trên con đường lấy kinh Ngộ Không đôi khi có những kiến giải về tu hành trên cả sư phụ mình để rồi khi đã đến được Linh Sơn Tôn Ngộ Không được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật vòng kim cô cũng tự nhiên biến mất điều này cho thấy y đã tu thành chính quả nên sự tồn tại của vòng kim cô là không cần thiết nữa. Nói cách khác Tôn Ngộ Không đã hoàn toàn được giải thoát khỏi tâm ma của chính mình và tìm được sự tự do chân chính mà bản thân hướng tới. Có thể thấy quá trình trợ giúp Đường Tăng đi lấy chân kình thực chất là quá trình tu tâm dưỡng tính của Tôn Ngộ Không.

Ẩn dụ về con người

Nhìn chung câu chuyện của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký là sự khắc hóa sinh động và thú vị về quá trình trưởng thành của nội tâm con người từ mong ước có thể làm bất cứ điều gì mình muốn hồi thơ bé đến nỗi giằng xé khi phát hiện thế giới không giống như những gì mình tưởng tượng.

Ở giai đoạn mới tiếp xúc xã hội và cuối cùng là sự bình thản của người này đã học được cách đón nhận thế giới bằng một tâm thái tích cực có lẽ con đường trưởng thành thường gắn liền với nỗi đau nhưng chỉ khi tìm được sự cân bằng với môi trường cùng các mối quan hệ xung quanh ta mới có thể trở thành phiên bản hoàn thiện hơn của chính mình.

Bài viết liên quan

Có thể bạn sẽ thích

top-phim-viet-hay-nhat-ve-thu-do-ha-noi
16 phút đọc

Top phim Việt hay nhất về thủ đô Hà Nội

top-phim-viet-hay-nhat-ve-thu-do-ha-noi

Review Phim Z

T5, 10/10/2024